Cách Nhân giống Cây bằng Giâm cành ra rễ

Cây trong vườn có thể được nhân giống bằng nhiều cách. Nhưng một trong những phương pháp đơn giản nhất là lấy cành giâm, đặt vào nước hoặc giá thể cho đến khi rễ phát triển, sau đó trồng cành đã ra rễ vào bầu hoặc xuống đất.

Cách Nhân giống Cây bằng Giâm cành ra rễ
Cách Nhân giống Cây bằng Giâm cành ra rễ
Không giống như nhân giống bằng hạt được thu thập từ cây mẹ, nhân giống bằng cách giâm cành giúp đảm bảo rằng cây con mới giống hệt về với cây mẹ mặt di truyền. Với cây đã lai tạo, việc nhân giống từ hạt của cây có thể tạo ra những cây con không đồng đều về mặt chất lượng và hình dạng.

Nhân giống bằng cách giâm cành ra rễ là một cách phổ biến để tạo ra những loại cây cảnh trồng trong nhà, nhưng nó cũng khá hiệu quả đối với nhiều loại cây trồng trong vườn. Ở những vùng có thời tiết lạnh, nhiều người làm nông thường chọn những nhánh cây tốt và ươm chúng trong nhà kính để có nguồn cung cấp cây mới cho vườn trồng vào mùa xuân.

Nhân giống bằng cách giâm cành ra rễ thành công nhất với các cây thân thảo thân mềm, nhưng nhiều cây thân gỗ cũng có thể áp dụng được phương pháp này.

Khi nào nên giâm cành

Có thể lấy và giâm cành vào bất cứ lúc nào trong thời kỳ phát triển mạnh của cây mẹ.

Rất nhiều người không có kinh nghiệm đều dễ thất bại khi cố gắng nhân giống bằng cách giâm cành chiết cành. Một vài loại cây thường khá dễ sống như đinh lăng, lưỡi hổ,... và rất nhiều loại cây gần như không thể áp dụng phương pháp giâm cành.

Nhiều cây họ thân thảo và cây trồng trong nhà có xu hướng sinh trưởng mạnh và chúng sẽ nhanh chóng trưởng thành. Giâm cành từ cây lâu năm và cây thân gỗ như cây bụi thường khó ra rễ hơn và chúng có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt độ chín.

Mẹo: Nhiều loại cây có thể được nhân giống bằng cách giâm rễ của chúng trong một bình chứa nước lã. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chuyển cây con có rễ trong nước vào đất cũng thành công, vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đặt cành giâm vào trong bầu đất để cây mọc rễ. Nhớ là phải để cho hỗn hợp bầu đất ẩm, nhưng không bị sũng nước, trong thời kỳ ra rễ.

Giâm cành cần có những gì

Dụng cụ

Vật liệu

Cách Nhân giống Cây bằng Giâm cành ra rễ

1. Chọn cây để giâm cành

Chọn cây bố mẹ khỏe mạnh để giâm cành. Tránh cây bị bệnh hoặc có nhiều tán lá rũ xuống hoặc chết khô. Chọn nhánh có nhiều mầm mới để giâm thì khả năng sống cao hơn. Khi chọn cây thì nên chọn cây phát triển xanh tốt, khỏe mạnh hơn nhiều so với những cây yếu ớt nhưng nhiều hoa quả. Trên thực tế, cây quá nhiều hoa có thể cản trở khả năng tự mọc rễ của cành giâm. Cuối cùng, cây mẹ phải đủ lớn để việc giâm cành sẽ không gây hại cho nó.

Chọn cây để giâm cành
Chọn cây để giâm cành

2. Chuẩn bị bầu ươm hoặc chậu cây

Đổ đất trồng vào một cái chậu hoặc bầu ươm để cắm cành giâm. Nên chọn loại đất trồng thoát nước tốt và có độ ẩm thích hợp để tạo điều kiện kích rễ cho cây. Không sử dụng đất vườn thông thường, vì nó có thể chứa mầm bệnh gây chết cành trước khi nó mọc rễ.

Chuẩn bị bầu ươm hoặc chậu cây
Chuẩn bị bầu ươm hoặc chậu cây

Bạn không cần một cái chậu quá lớn. Chậu sâu từ 10 đến 15 cm thường là đủ vì bạn có thể sẽ thay chậu sau khi nó bén rễ.

3. Tìm chọn cành giâm

Sau khi chọn được cây mẹ khoẻ mạnh, chúng ta sẽ bắt đầu tìm chọn cành giâm khoẻ mạnh để tiến hành cắt nhánh. Chọn những cành cây vẫn còn màu xanh, không nên chọn những nhành quá già đã hoá gỗ. Tìm một nhánh cây có mắt, có nhiều chồi non đang bắt đầu nhú lên, phần mắt cây sẽ là phần bắt đầu mọc rễ.

Tìm chọn cành giâm
Tìm chọn cành giâm

4. Đi cắt cây

Dùng kéo hoặc dao cắt cành đã được khử trùng trong cồn để cắt ngay dưới phần mắt cây. Tuỳ thuộc vào loại cây trồng sẽ có những lưu ý cắt khác nhau. Đối với những loại cây cảnh, vết cắt không cần dài nhưng phải có ít nhất hai lá và một mắt. Một đoạn cắt dài từ 5 đến 10 cm là đủ. Những cành giâm dài hơn đôi khi sẽ dễ bị khô khi giâm cành.

Dùng kéo hoặc dao cắt cành đã được khử trùng trong cồn để cắt ngay dưới phần mắt cây.
Dùng kéo hoặc dao cắt cành đã được khử trùng trong cồn để cắt ngay dưới phần mắt cây.

5. Chuẩn bị cắt

Đặt vết cắt trên một bề mặt phẳng, cứng, và dùng một lưỡi dao đã khử trùng cắt một đường ngang xuyên qua giữa mắt. Việc này sẽ làm tăng khả năng rễ mọc ra từ vị trí này.

Chuẩn bị cắt

Sau đó, vặt bỏ tất cả lá trên cành, có thể để lại một hai lá nhưng tốt nhất nên vặt bỏ. Việc giữ lại lá giúp cây phát triển để tiếp tục quang hợp, nhưng quá nhiều lá sẽ tiêu thụ quá nhiều năng lượng nên khó tạo ra rễ. Nếu những chiếc lá có tỷ lệ quá lớn so với thân, hãy cắt bỏ nửa trên của lá.

6. Chấm Hormone tạo rễ

Một số cây ra rễ dễ dàng, nhưng hormone tạo rễ có thể giúp những cây khó sống bằng cách kích thích vết cắt ra rễ mới. Đổ đầy nước vào một cái ly và cho một ít hóc môn ra rễ vào một cái chén nhỏ hoặc một mặt phẳng khác (không phải hoà vào nước nhé). Nhúng phần cuối của vết cắt vào nước và sau đó chấm vào hormone tạo rễ. Nếu chấm quá nhiều hormone thì phải phủi bớt đi, quá nhiều cũng không tốt.

Chấm Hormone tạo rễ
Chấm Hormone tạo rễ

7. Chọc lỗ trồng cây

Dùng đầu đũa, que gỗ hoặc vật nhọn tương tự chọc một lỗ vào phần đất trồng. Chọc lỗ lớn hơn một chút so với đường kính thân cây sẽ giúp cho phần hormone tạo rễ không bị rớt ra khi bạn cắm cành vào chậu.

Dùng đầu đũa, que gỗ hoặc vật nhọn tương tự chọc một lỗ vào phần đất trồng.
Dùng đầu đũa, que gỗ hoặc vật nhọn tương tự chọc một lỗ vào phần đất trồng.

8. Trồng cây

Cẩn thận cắm cành vào lỗ bạn đã chọc trong bầu đất, và nhẹ nhàng xới đất xung quanh nó. Bạn có thể cắm nhiều cành giâm vào một chậu chung, nhưng hãy đặt chúng sao cho các lá không chạm vào nhau.

Cẩn thận cắm cành vào lỗ bạn đã chọc trong bầu đất,
Cẩn thận cắm cành vào lỗ bạn đã chọc trong bầu đất,

9. Dùng bao nilong bọc chậu lại

Dùng bao nilong để bọc chậu lại, bao nilong giúp đất trong chậu giữ được độ ẩm tốt. Tuy nhiên nhớ chọc vài lỗ nhỏ trên bao để thoáng khí, cây không bị mốc. Đặt chậu cây ở một nơi ấm áp trong nhà, lý tưởng nhất là trong khu vực có nhiều ánh sáng. Không được đặt trực tiếp dưới ánh mặt trời cho đến khi cây bắt đầu ra lá to khoẻ.

Dùng bao nilong để bọc chậu lại, bao nilong giúp đất trong chậu giữ được độ ẩm tốt.
Dùng bao nilong để bọc chậu lại, bao nilong giúp đất trong chậu giữ được độ ẩm tốt.

10. Quan sát cành giâm

Cho đến khi rễ hình thành, hãy giữ cho đất hơi ẩm nhưng không quá ướt đến mức đọng nước ở bên trong túi nhựa. Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu thối rữa và loại bỏ bất kỳ cành nào nghi ngờ hư hại ngay khi bạn phát hiện ra. Sau hai đến ba tuần, bắt đầu kiểm tra rễ bằng cách giật nhẹ cành giâm. Khi bạn cảm thấy có độ ma sát tức là rễ đã bắt đầu phát triển. Tại thời điểm này, bạn có thể trồng cây vào chậu riêng hoặc xuống đất.

Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu thối rữa và loại bỏ bất kỳ cành nào nghi ngờ hư hại ngay khi bạn phát hiện ra.
Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu thối rữa và loại bỏ bất kỳ cành nào nghi ngờ hư hại ngay khi bạn phát hiện ra.

Mới hơn Cũ hơn