Khổ qua rừng: Đặc điểm, Lợi ích cho sức khoẻ và Cách sử dụng

Khổ qua rừng là một loại cây nhiệt đới phổ biến đã được sử dụng trong y học cổ truyền hoặc dân gian để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm cả chứng viêm và bệnh tiểu đường. Nhiều người không ăn được loại quả này vì vị đắng đặc trưng của nó. Nhưng "thuốc đắng dã tật", khổ qua rừng có một loạt công dụng "trời phú" mà bạn không thể bỏ qua.

Khổ qua rừng là gì? Nguồn gốc khổ qua rừng

Khổ qua rừng, hay còn gọi là mướp đắng rừng là một loại cây leo có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới thuộc họ bầu bí.

Trái khổ qua rừng có vỏ màu xanh, thịt quả màu trắng và có hạt bên trong. Trái khổ qua rừng khi chín sẽ chuyển sang màu vàng hoặc cam. Khổ qua rừng trong tiếng anh có nhiều tên gọi khác nhau như: Bitter gourd, bitter melon, bitter cucumber, balsam-pear, bitter apple, hay bitter squash. Khổ qua rừng còn được gọi là karela ở Ấn Độ, nigauri ở Nhật Bản, goya ở Okinawa, ampalaya ở Philippines, và ku-gua ở khắp Trung Quốc.

Khổ qua rừng có thể có nguồn gốc ở miền đông Ấn Độ hoặc miền nam Trung Quốc. Khổ qua rừng ưa thích khí hậu nóng ẩm, có nhiều ánh nắng mặt trời và nguồn nước thường xuyên. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy khổ qua rừng mọc trên các cánh đồng ở khắp châu Á, mặc dù nó cũng đã trở nên phổ biến ở vùng Caribê và Nam Mỹ.

Có một số giống khổ qua rừng, nhưng hai loại phổ biến nhất là khổ qua rừng Trung Quốc và khổ qua rừng Ấn Độ. Giống khổ qua rừng của Trung Quốc gần giống dưa chuột xanh nhạt với da sần sùi. Giống khổ qua rừng Ấn Độ có đầu hẹp, thuôn nhọn và các đường gờ góc cạnh, sắc nét trên khắp bề mặt của nó. Sự khác biệt giữa các giống này chủ yếu là hình ảnh và cả hai đều mang lại hương vị và lợi ích sức khỏe tương tự nhau.

Được coi là loại quả đắng nhất trong số các loại trái cây, nó thường được ngâm trong nước để giảm bớt vị đắng và sau đó đem đi chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tuỳ thuộc vào sở thích và văn hoá.

Đặc điểm nhận diện khổ qua rừng.

Khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo, lá dài từ 5 đến 10 centimet, rộng từ 4 đến 8 centimet, mọc so le nhau, phiến lá tường chia làm 5 - 7 thùy, mép có khía dạng răng cưa hình trứng. Mặt dưới của lá mày nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn. Mỗi cây mang hoa đực và hoa cái màu vàng riêng biệt. Ở Bắc bán cầu, ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7 và đậu quả vào tháng 9 đến tháng 11.

Quả khổ qua rừng dài từ 8 đến 10 centimet, có hình dạng bên ngoài nhăn nheo khác biệt và thuôn dài. Quả rỗng theo mặt cắt ngang, với một lớp thịt tương đối mỏng bao quanh một hốc hạt ở giữa chứa đầy những hạt và mấu lớn, phẳng. Quả thường có màu xanh lục, hoặc hơi chớm vàng. Ở giai đoạn này, thịt quả giòn và có nhiều nước, tương tự như dưa chuột, su su hay ớt chuông xanh nhưng có vị đắng. Da mềm và có thể ăn được. Hạt và cuống có màu trắng ở những quả chưa chín; chúng không quá đắng và có thể được loại bỏ trước khi nấu.

Khi quả chín hoàn toàn, nó chuyển sang màu cam, thịt mềm và tách thành các đoạn cong lại để lộ hạt được bao phủ bởi lớp cùi màu đỏ tươi. Nhìn chung, cây khổ qua rừng có hình dáng gần giống khổ qua thường nhưng thân, lá và quả nhỏ hơn, vị đắng hơn. 

Mới hơn Cũ hơn